Giới công thương Việt Nam thời đó không ai là không biết gia đình ông Trịnh Văn Bô (một trong bốn gia đình tư sản dân tộc lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ) với gian hàng bán tơ lụa Phúc Lợi số 7 Hàng Đào, sau được chuyển về số 48 Hàng Ngang. Ông bà đã kế thừa truyền thống 42 năm kinh doanh của dòng họ Trịnh trên đất Hà thành. Bà Hoàng Thị Minh Hồ, người vợ đảm đang, cũng là một người phụ nữ hết sức rắn rỏi trong kinh doanh đã giúp sản phẩm của Phúc Lợi không chỉ có mặt ở khắp lãnh thổ Việt Nam, mà còn lan tỏa sang cả các nước trong khu vực Đông Dương.

Gác lại sự nghiệp kinh doanh, sự sống của cả gia đình, ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn quyết định nuôi giấu Nguyễn Ái Quốc ở trong nhà.

Vì sao Bác Hồ chọn ở ngôi nhà ông Trịnh Cần Chính ? 

Nhà giáo Trịnh Lương (con trai cả của cụ Trịnh Văn Bô) cho biết: "Thực ra ngay cả khi đất nước hoàn toàn giải phóng, gia đình tôi cũng không hiểu được tại sao cụ Hồ lại chọn nhà tôi để ở khi về Hà Nội vào tháng 8-1945. Bởi có nhiều gia đình cũng giàu có không kém nhà tôi. Thậm chí nhiều nhà còn có địa thế tốt hơn căn nhà của gia đình.

Và đây là lý do:

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang có hai mặt phố, thiết kế theo kiểu nhà ống xoáy trôn ốc đặc biệt, toàn bộ dãy nhà xuyên suốt nối từ bên Hàng Ngang sang Hàng Cân và mặt sau từ Hàng Cân đến Lương Văn Can.

Ngôi nhà chỉ có một cầu thang, nhưng cả đằng trước và đằng sau đều có lối lên và có 3 khoang nhỏ, ở khoang cuối lại có một ngách nhỏ mà chỉ người trong gia đình mới biết. Khi có người lạ hay là cướp tấn công thì sẽ có lối thoát men theo ngách nhỏ.

Nhờ đặc điểm này mà chiều ngày rằm tháng bảy âm lịch năm Ất Dậu (tức 21/8/1945) khi Tổng bí thư Trường Chinh tới thăm đã quan sát mặt trước, mặt sau của khu nhà, rồi cẩn thận vẽ sơ đồ lên một tờ giấy, sau đó đưa lên Tân Trào trình Bác. Khi trình, được Bác đồng ý ngay.

Hồ Chủ tịch về đây ở cuối tháng 8 đầu tháng 9. Trong khoảng thời gian này Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập ngay chính tại đây.

Vì sao gia đình ông Trịnh Cần Chính đồng ý nuôi giấu Nguyễn Ái Quốc trong nhà ?

Bà Đỗ Thị Giao Cầm (vợ của nhà giáo Trịnh Lương, con ông Trịnh Văn Bô) chia sẻ: "Nếu chỉ qua một sự giới thiệu sơ sơ thì tôi chắc chắn sẽ không dám trong những ngày lịch sử đó. Bởi những gia đình tư sản với lợi ích kinh tế đang có được, không dễ gì hy sinh để dấn thân vào một việc có thể mất đi tính mạng bất cứ lúc nào. Đặc biệt, ngôi nhà của gia đình tôi nằm ngay trong lòng địch, giấu Hồ Chí Minh trong nhà lúc đó là một sự mạo hiểm tính mạng và có thể hy sinh cả sự nghiệp".

Nhà giáo Trịnh Lương kể lại: "Những năm 1943, tôi giấu bố theo nhiều thanh niên đi dán truyền đơn bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Nội dung tờ truyền đơn là ủng hộ Hồ Chí Minh, ủng hộ Việt Minh, đả đảo Pháp Nhật. Để thuận lợi cho việc dán tờ rơi, truyền đơn vào ban đêm, tôi thường mang truyền đơn về giấu ở nhà. Bất chợt có lần bố tôi bắt được tôi trong người có truyền đơn. Tôi cứ nghĩ ông cụ sẽ đánh vì việc tôi làm có thể làm nguy hiểm đến tính mạng cả nhà. Nhưng ngược lại, ông còn chỉ cho tôi chỗ giấu mà không ai phát hiện ra. Thực sự lúc đó tôi rất vui vì biết ông cụ ủng hộ tinh thần yêu nước của mình. Nhưng đến năm 1988 khi bố tôi qua đời, cả gia đình mới biết là trước khi mất, ông nội tôi (cụ Trịnh Văn Đường) có di chúc để lại cho con cháu họ Trịnh phải một lòng ủng hộ Nguyễn Ái Quốc".

0 nhận xét:

Post a Comment

Khỏemạnh.vn

Powered by Blogger.

Popular Posts