Bố mẹ ông Trịnh Cần Chính là nhà tư sản Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ sống tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nằm lẫn trong phố phường buôn bán thuộc vào loại sầm uất nhất của Hà Nội xưa - nay. Đây chính là chứng tích lịch sử, nơi Bác Hồ từng ở và viết bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, đọc trước quốc dân đồng bào, tại Quảng trường Ba Đình sáng ngày 2.9.1945...

Năm đó, ngày 19.8.1945, tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Hà Nội. Chiều tối 26.8.1945, đồng chí Trường Chinh đón Bác Hồ về ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang. Trong bối cảnh cách mạng vừa mới thành công, tình hình an ninh chưa ổn định thì việc bố trí nơi ở và làm việc cho Bác Hồ, cho các đồng chí Thường vụ Trung ương là rất quan trọng. 

Cửa hàng Phúc Lợi, chuyên buôn bán đồ tơ lụa, một cơ sở tin cậy của cách mạng đã được chọn là nơi để Bác Hồ làm việc.3 đêm đầu, Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó Bác xuống tầng 2 ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt). Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Bác Hồ cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc trong nhà đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.

Ngày nay, khi đến thăm di tích lịch sử 48 Hàng Ngang, tầng 1 xưa kia là cửa hàng, nay là nơi trưng bày hình ảnh, hiện v ật - như là một bảo tàng nhỏ. Còn tầng 2 được giữ hầu như nguyên trạng, thành một chứng tích lịch sử quan trọng: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Phòng lớn tầng 2 phía đường Hàng Cân là nơi ở làm việc và họp bàn của các đồng chí Thường vụ. 

Phía trong phòng đặt máy chữ do Bác Hồ đưa từ chiến khu về. Phòng lớn tầng 2 phía đường Hàng Ngang có 2 phòng. Phòng ngoài là nơi ở và làm việc của đội bảo vệ. Phòng trong rộng chừng 20m2, là nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Chủ cửa hàng tơ lụa Phúc Lợi giàu có nổi tiếng Hà Nội bấy giờ chính là ông T rịnh Văn Bô - một nhà tư sản yêu nước. Bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ ông) là người trực tiếp chăm sóc Bác những ngày đầu Bác về Hà Nội, nhớ lại: "Chúng tôi thật ngạc nhiên và cảm kích khi thấy một vị lãnh đạo cao cấp của cách mạng lại giản dị, gần gũi như vậy - khi đó tôi chưa biết "Ông Cụ" chính là Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của dân tộc ta...” 

Bà Hoàng Thị Minh Hồ (tức bà Trịnh Văn Bô) kể lại: Ông Cụ làm việc cả ngày và đêm trong phòng. Đêm nào tôi cũng nghe tiếng đánh máy chữ của ông Cụ rất khuya. Đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của Cụ mới tắt, nhưng khi đồng hồ lại điểm 5 tiếng đã thấy ông Cụ tập thể dục ngoài hành lang... 

Một lần, nhân bà Hoàng Thị Minh Hồ đưa khay thức ăn vào mời Bác, khi bà định quay xuống nhà thì Bác gọi lại. Bác hỏi tên, bà Hồ nói: Cháu là Trịnh Văn Bô ạ. Bác cười niềm nở bảo: Chắc Trịnh Văn Bô là tên chú ấy, Bác muốn biết tên của cô. Dạ, cháu tên là Hoàng Thị Minh Hồ... Bà Trịnh Văn Bô kể lại: Giọng nói ông Cụ ấm áp - Cháu tuổi trẻ, nhưng có tấm lòng người phụ nữ Việt Nam. Cháu giàu của, lại giàu tình thương người nghèo khó, giúp người hoạt động vì nước. Cháu là người yêu nước, vẹn cả hai vai: đảm đang việc nhà, tham gia việc nước. 

Hôm Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào và đọc Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình, tôi được đứng ở khu vực sát lễ đài. Nước mắt tôi lặng lẽ chảy trên má vì nhìn lên kỳ đài, không ngờ ông Cụ ở gác hai nhà mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dõng dạc đọc Tuyên ngôn Độc lập. 

Tôi bâng khuâng liên tưởng đến những đêm khuya kho ắt tiếng máy chữ của ông Cụ gõ vang là cho bản Tuyên ngôn Độc lập hôm nay. “Chúng tôi, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự d o độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy...”. 

Hàng xóm hiện nay của ông Trịnh Cần Chính là cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại những giờ phút lịch sử có một không hai ấy: “Những người làm việc trong gia đình không biết ông Cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường để hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cần gì, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp đỡ. Họ không biết mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử”. 

Đồng chí Vũ Kỳ, nguyên là Thư ký của Bác kể: Nửa đêm tôi thức dậy thấy Bác vẫn ngồi làm việc. Hà Nội về đêm yên tĩnh, không khí mát lành. Phố Hàng Ngang rợp bóng cờ. Hai đường ray tàu điện thành hai vệt đen chạy thẳng tắp. Trước cửa nhà một đội tự vệ mặc quần soóc, đầu mũ ca lô đang đi tuần, bóng dáng hiên ngang. Thật là kỳ diệu. Mới chỉ hơn tuần trước, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám Pháp dày như rươi, thấy bóng cờ đỏ là cả bộ máy chúng lồng lộn như thú dữ. Vậy mà đêm nay...lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang ngồi soạn Tuyên ngôn Độc lập giữa lòng Hà Nội... 

Sáng ngày 30.8, cũng tại trên gác hai, ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Thường vụ Trung ương Đảng họp dưới sự chủ t ọa của đồng chí Trường Chinh, thông qua bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập mà Bác vừa hoàn thành đêm trước. Đường phố Hà Nội vẫn đông vui nhộn nhịp, trào dâng không khí cách mạng mùa Thu, nhưng ở đây, cuộc họp có tính chất lịch sử, trang nghiêm, xúc động. Buổi chiều ngày 30.8 tại đây, Bác Hồ đã tiếp một vị khách đặc biệt, đó là ông Pát - ti (Archimedes LA Patti), một sĩ quan tình báo, chỉ huy đội công tác thuộc cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ – người đại diện đầu tiên của nước Mỹ trên đất nước Việt Nam độc lập. 

Rất thân tình vui vẻ, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Bác Hồ đã đọc cho vị khách đến từ nước Mỹ nghe câu mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập. Vị khách người Mỹ tưởng mình nghe nhầm khi Bác đọc đến đoạn: “Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”. 

Đây là câu mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ! Các vị khách quá đỗi ngạc nhiên trong khi Bác Hồ nói tiếp: “ Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ...”. Những người Mỹ xúc động và không ngờ rằng, điều kỳ lạ đang xảy ra ở một đất nước xa xôi, chưa từng có tên trên bản đồ thế giới. Khi tiễn khách ra về, Bác Hồ không quên báo tin: Chủ nhật này, ngày 2.9 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tổ chức ngày lễ Độc lập. Xin mời các vị đến!

0 nhận xét:

Post a Comment

Khỏemạnh.vn

Powered by Blogger.

Popular Posts