Theo nhà văn Sơn Tùng ghi lại vào năm 1903, hai bạn đồng khoa, đồng chí hướng là cụ Nghè Ngô Đức Kế và cụ Bảng Nguyễn Sinh Sắc từng ra Hà Nội gặp gỡ với Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền và cử nhân Lương Văn Can tại nhà cụ Vũ Hoành (một yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục sau này) ở Khuyến Lương.

Trong lần đi ấy, cụ Bảng Nguyễn Sinh Sắc mang theo cả hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (sau này gọi là Nguyễn Tất Thành), nhưng giữa đường Sinh Khiêm bị ốm, nên chỉ Tất Thành được "chầu hầu" cuộc đồng chí tương ngộ ở Hà thành. Cũng vào năm này, cụ Nguyễn Sinh Sắc cũng có cuộc gặp gỡ với cụ Trịnh Văn Đường (bố của ông Trịnh Văn Bô) ở phủ Tây Hồ để đàm đạo văn chương.

Nguyễn Tất Thành khi đó 13 tuổi cũng được theo chân cụ thân sinh đến đó. Lúc đó, cụ Nguyễn Sinh Sắc biết cụ Trịnh Văn Đường là con cháu chúa Trịnh. Cuộc đàm đạo đó không ngoài chủ đề về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Lúc này, Nguyễn Tất Thành cũng biết cụ Trịnh Văn Bô là hậu duệ đời thứ 9 của Hy tổ Trịnh Cương, hậu duệ đời thứ 16 của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm.
Giới công thương Việt Nam thời đó không ai là không biết gia đình ông Trịnh Văn Bô (một trong bốn gia đình tư sản dân tộc lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ) với gian hàng bán tơ lụa Phúc Lợi số 7 Hàng Đào, sau được chuyển về số 48 Hàng Ngang. Ông bà đã kế thừa truyền thống 42 năm kinh doanh của dòng họ Trịnh trên đất Hà thành. Bà Hoàng Thị Minh Hồ, người vợ đảm đang, cũng là một người phụ nữ hết sức rắn rỏi trong kinh doanh đã giúp sản phẩm của Phúc Lợi không chỉ có mặt ở khắp lãnh thổ Việt Nam, mà còn lan tỏa sang cả các nước trong khu vực Đông Dương.

Gác lại sự nghiệp kinh doanh, sự sống của cả gia đình, ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn quyết định nuôi giấu Nguyễn Ái Quốc ở trong nhà.

Vì sao Bác Hồ chọn ở ngôi nhà ông Trịnh Cần Chính ? 

Nhà giáo Trịnh Lương (con trai cả của cụ Trịnh Văn Bô) cho biết: "Thực ra ngay cả khi đất nước hoàn toàn giải phóng, gia đình tôi cũng không hiểu được tại sao cụ Hồ lại chọn nhà tôi để ở khi về Hà Nội vào tháng 8-1945. Bởi có nhiều gia đình cũng giàu có không kém nhà tôi. Thậm chí nhiều nhà còn có địa thế tốt hơn căn nhà của gia đình.

Và đây là lý do:

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang có hai mặt phố, thiết kế theo kiểu nhà ống xoáy trôn ốc đặc biệt, toàn bộ dãy nhà xuyên suốt nối từ bên Hàng Ngang sang Hàng Cân và mặt sau từ Hàng Cân đến Lương Văn Can.

Ngôi nhà chỉ có một cầu thang, nhưng cả đằng trước và đằng sau đều có lối lên và có 3 khoang nhỏ, ở khoang cuối lại có một ngách nhỏ mà chỉ người trong gia đình mới biết. Khi có người lạ hay là cướp tấn công thì sẽ có lối thoát men theo ngách nhỏ.

Nhờ đặc điểm này mà chiều ngày rằm tháng bảy âm lịch năm Ất Dậu (tức 21/8/1945) khi Tổng bí thư Trường Chinh tới thăm đã quan sát mặt trước, mặt sau của khu nhà, rồi cẩn thận vẽ sơ đồ lên một tờ giấy, sau đó đưa lên Tân Trào trình Bác. Khi trình, được Bác đồng ý ngay.

Hồ Chủ tịch về đây ở cuối tháng 8 đầu tháng 9. Trong khoảng thời gian này Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập ngay chính tại đây.

Vì sao gia đình ông Trịnh Cần Chính đồng ý nuôi giấu Nguyễn Ái Quốc trong nhà ?

Bà Đỗ Thị Giao Cầm (vợ của nhà giáo Trịnh Lương, con ông Trịnh Văn Bô) chia sẻ: "Nếu chỉ qua một sự giới thiệu sơ sơ thì tôi chắc chắn sẽ không dám trong những ngày lịch sử đó. Bởi những gia đình tư sản với lợi ích kinh tế đang có được, không dễ gì hy sinh để dấn thân vào một việc có thể mất đi tính mạng bất cứ lúc nào. Đặc biệt, ngôi nhà của gia đình tôi nằm ngay trong lòng địch, giấu Hồ Chí Minh trong nhà lúc đó là một sự mạo hiểm tính mạng và có thể hy sinh cả sự nghiệp".

Nhà giáo Trịnh Lương kể lại: "Những năm 1943, tôi giấu bố theo nhiều thanh niên đi dán truyền đơn bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Nội dung tờ truyền đơn là ủng hộ Hồ Chí Minh, ủng hộ Việt Minh, đả đảo Pháp Nhật. Để thuận lợi cho việc dán tờ rơi, truyền đơn vào ban đêm, tôi thường mang truyền đơn về giấu ở nhà. Bất chợt có lần bố tôi bắt được tôi trong người có truyền đơn. Tôi cứ nghĩ ông cụ sẽ đánh vì việc tôi làm có thể làm nguy hiểm đến tính mạng cả nhà. Nhưng ngược lại, ông còn chỉ cho tôi chỗ giấu mà không ai phát hiện ra. Thực sự lúc đó tôi rất vui vì biết ông cụ ủng hộ tinh thần yêu nước của mình. Nhưng đến năm 1988 khi bố tôi qua đời, cả gia đình mới biết là trước khi mất, ông nội tôi (cụ Trịnh Văn Đường) có di chúc để lại cho con cháu họ Trịnh phải một lòng ủng hộ Nguyễn Ái Quốc".
Hãy cùng xem trước đây ông Trịnh Cần Chính có gia sản như thế nào và cuối bài ta sẽ thấy nay ông còn lại gì.

Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, bố mẹ ông Trịnh Cần Chính, là doanh nhân nổi tiếng giữa thế kỉ 20, trong 10 năm kinh doanh thành công đã xây dựng được cơ ngơi đồ sộ, đưa tài sản của gia đình là hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày đầu thừa kế.

Hàng hóa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.

Gia đình ông Trịnh Cần Chính theo đó mà sở hữu nhiều tài sản như biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, cả gia đình ông Trịnh Văn Bô phải theo chính phú Kháng chiến di tản lên Việt Bắc. Còn vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ thì mang theo 5 người con cùng với mẹ chồng lên vùng tự do Phú Thọ. Những năm đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt bà đã phải cuốc đất trồng khoai bà buôn bán để nuôi con.

Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô đã không còn một căn nhà nào để ở. Ông bà tiếp tục xoay xở và bán dần đồ đạc để nuôi sống gia đình. Toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.

Duy chỉ còn mỗi căn nhà 34 Hoàng Diệu từng được thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn, nay đã được Đảng và chính quyền Hà Nội trao trả lại cho gia đình ông Trịnh Cần Chính sống cho đến tận ngày nay.
Bố mẹ ông Trịnh Cần Chính là nhà tư sản Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ sống tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nằm lẫn trong phố phường buôn bán thuộc vào loại sầm uất nhất của Hà Nội xưa - nay. Đây chính là chứng tích lịch sử, nơi Bác Hồ từng ở và viết bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, đọc trước quốc dân đồng bào, tại Quảng trường Ba Đình sáng ngày 2.9.1945...

Năm đó, ngày 19.8.1945, tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Hà Nội. Chiều tối 26.8.1945, đồng chí Trường Chinh đón Bác Hồ về ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang. Trong bối cảnh cách mạng vừa mới thành công, tình hình an ninh chưa ổn định thì việc bố trí nơi ở và làm việc cho Bác Hồ, cho các đồng chí Thường vụ Trung ương là rất quan trọng. 

Cửa hàng Phúc Lợi, chuyên buôn bán đồ tơ lụa, một cơ sở tin cậy của cách mạng đã được chọn là nơi để Bác Hồ làm việc.3 đêm đầu, Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó Bác xuống tầng 2 ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt). Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Bác Hồ cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc trong nhà đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.

Ngày nay, khi đến thăm di tích lịch sử 48 Hàng Ngang, tầng 1 xưa kia là cửa hàng, nay là nơi trưng bày hình ảnh, hiện v ật - như là một bảo tàng nhỏ. Còn tầng 2 được giữ hầu như nguyên trạng, thành một chứng tích lịch sử quan trọng: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Phòng lớn tầng 2 phía đường Hàng Cân là nơi ở làm việc và họp bàn của các đồng chí Thường vụ. 

Phía trong phòng đặt máy chữ do Bác Hồ đưa từ chiến khu về. Phòng lớn tầng 2 phía đường Hàng Ngang có 2 phòng. Phòng ngoài là nơi ở và làm việc của đội bảo vệ. Phòng trong rộng chừng 20m2, là nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Chủ cửa hàng tơ lụa Phúc Lợi giàu có nổi tiếng Hà Nội bấy giờ chính là ông T rịnh Văn Bô - một nhà tư sản yêu nước. Bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ ông) là người trực tiếp chăm sóc Bác những ngày đầu Bác về Hà Nội, nhớ lại: "Chúng tôi thật ngạc nhiên và cảm kích khi thấy một vị lãnh đạo cao cấp của cách mạng lại giản dị, gần gũi như vậy - khi đó tôi chưa biết "Ông Cụ" chính là Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của dân tộc ta...” 

Bà Hoàng Thị Minh Hồ (tức bà Trịnh Văn Bô) kể lại: Ông Cụ làm việc cả ngày và đêm trong phòng. Đêm nào tôi cũng nghe tiếng đánh máy chữ của ông Cụ rất khuya. Đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của Cụ mới tắt, nhưng khi đồng hồ lại điểm 5 tiếng đã thấy ông Cụ tập thể dục ngoài hành lang... 

Một lần, nhân bà Hoàng Thị Minh Hồ đưa khay thức ăn vào mời Bác, khi bà định quay xuống nhà thì Bác gọi lại. Bác hỏi tên, bà Hồ nói: Cháu là Trịnh Văn Bô ạ. Bác cười niềm nở bảo: Chắc Trịnh Văn Bô là tên chú ấy, Bác muốn biết tên của cô. Dạ, cháu tên là Hoàng Thị Minh Hồ... Bà Trịnh Văn Bô kể lại: Giọng nói ông Cụ ấm áp - Cháu tuổi trẻ, nhưng có tấm lòng người phụ nữ Việt Nam. Cháu giàu của, lại giàu tình thương người nghèo khó, giúp người hoạt động vì nước. Cháu là người yêu nước, vẹn cả hai vai: đảm đang việc nhà, tham gia việc nước. 

Hôm Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào và đọc Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình, tôi được đứng ở khu vực sát lễ đài. Nước mắt tôi lặng lẽ chảy trên má vì nhìn lên kỳ đài, không ngờ ông Cụ ở gác hai nhà mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dõng dạc đọc Tuyên ngôn Độc lập. 

Tôi bâng khuâng liên tưởng đến những đêm khuya kho ắt tiếng máy chữ của ông Cụ gõ vang là cho bản Tuyên ngôn Độc lập hôm nay. “Chúng tôi, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự d o độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy...”. 

Hàng xóm hiện nay của ông Trịnh Cần Chính là cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại những giờ phút lịch sử có một không hai ấy: “Những người làm việc trong gia đình không biết ông Cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường để hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cần gì, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp đỡ. Họ không biết mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử”. 

Đồng chí Vũ Kỳ, nguyên là Thư ký của Bác kể: Nửa đêm tôi thức dậy thấy Bác vẫn ngồi làm việc. Hà Nội về đêm yên tĩnh, không khí mát lành. Phố Hàng Ngang rợp bóng cờ. Hai đường ray tàu điện thành hai vệt đen chạy thẳng tắp. Trước cửa nhà một đội tự vệ mặc quần soóc, đầu mũ ca lô đang đi tuần, bóng dáng hiên ngang. Thật là kỳ diệu. Mới chỉ hơn tuần trước, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám Pháp dày như rươi, thấy bóng cờ đỏ là cả bộ máy chúng lồng lộn như thú dữ. Vậy mà đêm nay...lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang ngồi soạn Tuyên ngôn Độc lập giữa lòng Hà Nội... 

Sáng ngày 30.8, cũng tại trên gác hai, ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Thường vụ Trung ương Đảng họp dưới sự chủ t ọa của đồng chí Trường Chinh, thông qua bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập mà Bác vừa hoàn thành đêm trước. Đường phố Hà Nội vẫn đông vui nhộn nhịp, trào dâng không khí cách mạng mùa Thu, nhưng ở đây, cuộc họp có tính chất lịch sử, trang nghiêm, xúc động. Buổi chiều ngày 30.8 tại đây, Bác Hồ đã tiếp một vị khách đặc biệt, đó là ông Pát - ti (Archimedes LA Patti), một sĩ quan tình báo, chỉ huy đội công tác thuộc cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ – người đại diện đầu tiên của nước Mỹ trên đất nước Việt Nam độc lập. 

Rất thân tình vui vẻ, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Bác Hồ đã đọc cho vị khách đến từ nước Mỹ nghe câu mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập. Vị khách người Mỹ tưởng mình nghe nhầm khi Bác đọc đến đoạn: “Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”. 

Đây là câu mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ! Các vị khách quá đỗi ngạc nhiên trong khi Bác Hồ nói tiếp: “ Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ...”. Những người Mỹ xúc động và không ngờ rằng, điều kỳ lạ đang xảy ra ở một đất nước xa xôi, chưa từng có tên trên bản đồ thế giới. Khi tiễn khách ra về, Bác Hồ không quên báo tin: Chủ nhật này, ngày 2.9 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tổ chức ngày lễ Độc lập. Xin mời các vị đến!
Việc Everrichs Global chọn ông Trịnh Cần Chính làm chủ tịch, đại diện hình ảnh là vì lý do gia đình, nhà cửa, bố mẹ, nguồn gốc tài sản gia đình ông có liên quan mật thiết đến Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.

Việc này đi kèm theo những lời giới thiệu ít nhiều cũng có cơ sở, dựa trên 3 thông tin sau:

  • Chủ tịch cty Everrichs Global từng là một trong những người giàu nhất Việt Nam.
  • Chủ tịch cty Everrichs Global ở tại ngôi nhà mà mỗi dịp Tết hàng năm có lãnh đạo Đảng và nhà nước, ủy viên bộ chính trị đến chúc Tết
  • Chủ tịch cty sống kế bên nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Những thông tin này tạo thành một bức bình phong cho cty Everrich, xây dựng một hình ảnh vừa mạnh về kinh tài, vừa mạnh về quan hệ, chính trị.

Vì sao phải như thế ?

Vì chúng ta đều biết dân làm đa cấp đều muốn làm cho một cty lớn, có nhiều tiền, nhiều tiền thì mới đầu tư và có nguồn để trả cho Nhà phân phối. Vừa phải mạnh về quan hệ và có uy tín để được ngưỡng mộ và không bị báo chí và các tổ chức khác dìm hàng, chê bai.

Làm sao mà dám động đến cty có vị chủ tịch điều hành là một người đang sống trong ngôi nhà mặt tiền đường khang trang rộng rãi sát vách nhà Đại tướng lừng lẫy được, đó hẳn phải là một người như thế nào chứ đúng không ?

Chúng ta hãy cùng đọc thêm tài liệu về mối quan hệ gần gũi mật thiết của gia đình ông Trịnh Cần Chính với Bác Hồ, đã là quan hệ mật thiết với Bác Hồ thì cũng như là quan hệ mật thiết với cả nước Việt Nam rồi.

Bố ông Trịnh Cần Chính là Ông Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) là một trong những gương doanh nhân tiêu biểu cho tinh thần kinh doanh Việt Nam, làm giàu chân chính, dân giàu nước mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Ông và gia đình có nhiều đóng góp với cách mạng giải phóng dân tộc và Việt Minh ngay từ những ngày đầu kháng chiến.

Câu chuyện về chiếc áo Bác Hồ mặc ngày 2/9/1945 theo theo lời kể của bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ ông Trịnh Văn Bô).

Tại Viện Bảo tàng Cách mạng có trưng bày những hiện vật liên quan đến thời điểm lịch sử ngày 2/9/1945 gồm: chiếc micro Hồ Chủ Tịch sử dụng trong Lễ tuyên ngôn Độc Lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại quảng trường Ba Đình ... Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày lễ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. ...

Ngày 23/8/1945, Hồ Chủ Tịch về đến thôn Gạ (Phú Thượng – Hà Nội ), nghỉ ở đây một ngày. Hôm sau Người được Trung ương và Thành uỷ bố trí đến ở tại gác 2 số nhà 48 Hàng Ngang (nhà của ông Trịnh Văn Bô - một thương gia yêu nước, cơ sở tin cậy của Cách mạng).

Về đến Hà Nội, Bác rất gầy yếu, sau những trận ốm và phải đi xa. Bà Trịnh Văn Bô, nữ chủ nhân của ngôi nhà 48 Hàng Ngang lịch sử kể lại: Bác từ chiến khu về chỉ có một đôi dép cao su nhãn hiệu con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ mi ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc màu. Đêm đêm, Bác thức rất khuya đánh máy chữ. Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của Ông Cụ mới tắt; nhưng 5 giờ s áng đã thấy Ông Cụ tập thể dục ngoài ban công.

Hàng ngày lúc 7 giờ sáng, ông Vũ Đình Huỳnh đón Bác ra Bắc Bộ phủ làm việc đến chiều mới về 48 Hàng Ngang. Buổi tối Bác thường xuyên bận vì phải hội kiến, làm việc với các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Ho àng Quốc Việt... Sau này bà Trịnh Văn Bô mới biết rằng tiếng đánh máy chữ vang lên trong đêm khuya ấy chính là Bác Hồ đang thảo bản hùng văn vô giá - Tuyên ngôn lịch sử khai sinh cho Tổ Quốc. Thời gian này Hà Nội đang chuẩn bị cờ hoa và cả vũ khí cho ngày t rọng đại sắp tới. Nay tuy đã 91 tuổi nhưng bà Trịnh Văn Bô vẫn còn nhớ rõ những ngày tháng hào hùng ấy...

Vào khoảng những ngày 26, 27/8, tức là khi đã ấn định Lễ tuyên ngôn vào 2/9/1945, anh em cán bộ mới sực nhớ ra cần phải trang bị mỗi người một bộ quần á o thật tươm lúc ra mắt trên lễ đài, đặc biệt là Hồ Chủ tịch. Đa số anh em từ chiến khu trở về và kể cả Bác cũng đều mặc những đồ đã cũ sờn, có nhiều miếng vá. Bà Trịnh Văn Bô bồi hồi nhớ lại: “ Lúc bấy giờ trong tủ của nhà chúng tôi có rất nhiều vải (vì là nhà buôn vải vóc), tôi lấy ra mấy súc ka ki để may cho anh em. Ngoài ra trong tủ cũng có hàng chục bộ quần áo khá sang trọng may sẵn mà ông Bô chưa dùng, nên tôi lấy ra cho các anh mặc tạm trước. Ai mặc vừa bộ nào thì dùng bộ nấy... nhưng tầm người như Ông Cụ không hợp bộ nào cả ...”.

Gần sát ngày đại lễ, ông bà Trịnh Văn Bô đã chọn riêng loại vải kaki của Anh và ông Vũ Đình Huỳnh - nguyên là thư ký lễ tân mang đến xin ý kiến Bác. Bác nói: - Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt ...

Ông Vũ Đình Huỳnh chợt nhớ tới một bức ảnh của Stalin nên ướm thử với Bác may theo kiểu áo đó, cũng không có cà vạt mà oai vệ. Bác mỉm cười nói: “ Nhưng mình có phải là Stalin đâu ”. Cuối cùng ông Vũ Đình Huỳnh mời ông Phú Thịnh - chủ hiệu may có tiếng ở Phố Hàng Quạt tới và trình bày:
Tôi có người nhà là cụ lý ở quê ra thăm Thủ đô, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ anh cắt may kiểu áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái, đi giày đi dép đều hợp với cụ lý nhà tôi. 

Ông Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc dè dặt nói: “Tôi đã mường tượng ra kiểu áo ấy rồi. Chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù ?”. Ông Phú Thịnh ngắm nghía tấm ảnh Stalin rồi nói: “ Kiểu tướng soái này oách lắm nhưng không hợp với các cụ người nhà mình. Thôi được tôi sẽ lo liệu để có bộ áo hợp ý với Cụ ”.

Hai hôm sau, ông Phú Thịnh đem hai bộ quần áo đến, cười ý nhị nói: “ Tôi trộm nghĩ cụ lý này không phải là lý trưởng mà có lẽ là một cụ lý... khác thường ” - Ông Vũ Đìn h Huỳnh cười đáp lại tình cảm tinh tế của ông thợ may.

Hôm sau, lựa lúc Bác tập thể dục, tắm buổi sáng xong, ông Vũ Đình Huỳnh đem bộ quần áo mới vào. Bác ướm thử, ngắm kỹ cổ áo và mỉm cười: “ Được, thế này là hợp với mình ”. Ông Vũ Đình Huỳnh lúc đó đã rất vui và thầm mỉm cười nghĩ, chỉ trong vài ngày nữa, ông Phú Thịnh sẽ vô cùng sung sướng và ngạc nhiên vinh dự khi “cụ lý” mà mình may quần áo cho lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đọc Tuyên ngôn Độc Lập tại Vườn hoa Ba Đình để khai sinh ra một quốc gia mới – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Khỏemạnh.vn

Powered by Blogger.

Popular Posts