Việc Everrichs Global chọn ông Trịnh Cần Chính làm chủ tịch, đại diện hình ảnh là vì lý do gia đình, nhà cửa, bố mẹ, nguồn gốc tài sản gia đình ông có liên quan mật thiết đến Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.

Việc này đi kèm theo những lời giới thiệu ít nhiều cũng có cơ sở, dựa trên 3 thông tin sau:

  • Chủ tịch cty Everrichs Global từng là một trong những người giàu nhất Việt Nam.
  • Chủ tịch cty Everrichs Global ở tại ngôi nhà mà mỗi dịp Tết hàng năm có lãnh đạo Đảng và nhà nước, ủy viên bộ chính trị đến chúc Tết
  • Chủ tịch cty sống kế bên nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Những thông tin này tạo thành một bức bình phong cho cty Everrich, xây dựng một hình ảnh vừa mạnh về kinh tài, vừa mạnh về quan hệ, chính trị.

Vì sao phải như thế ?

Vì chúng ta đều biết dân làm đa cấp đều muốn làm cho một cty lớn, có nhiều tiền, nhiều tiền thì mới đầu tư và có nguồn để trả cho Nhà phân phối. Vừa phải mạnh về quan hệ và có uy tín để được ngưỡng mộ và không bị báo chí và các tổ chức khác dìm hàng, chê bai.

Làm sao mà dám động đến cty có vị chủ tịch điều hành là một người đang sống trong ngôi nhà mặt tiền đường khang trang rộng rãi sát vách nhà Đại tướng lừng lẫy được, đó hẳn phải là một người như thế nào chứ đúng không ?

Chúng ta hãy cùng đọc thêm tài liệu về mối quan hệ gần gũi mật thiết của gia đình ông Trịnh Cần Chính với Bác Hồ, đã là quan hệ mật thiết với Bác Hồ thì cũng như là quan hệ mật thiết với cả nước Việt Nam rồi.

Bố ông Trịnh Cần Chính là Ông Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) là một trong những gương doanh nhân tiêu biểu cho tinh thần kinh doanh Việt Nam, làm giàu chân chính, dân giàu nước mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Ông và gia đình có nhiều đóng góp với cách mạng giải phóng dân tộc và Việt Minh ngay từ những ngày đầu kháng chiến.

Câu chuyện về chiếc áo Bác Hồ mặc ngày 2/9/1945 theo theo lời kể của bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ ông Trịnh Văn Bô).

Tại Viện Bảo tàng Cách mạng có trưng bày những hiện vật liên quan đến thời điểm lịch sử ngày 2/9/1945 gồm: chiếc micro Hồ Chủ Tịch sử dụng trong Lễ tuyên ngôn Độc Lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại quảng trường Ba Đình ... Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày lễ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. ...

Ngày 23/8/1945, Hồ Chủ Tịch về đến thôn Gạ (Phú Thượng – Hà Nội ), nghỉ ở đây một ngày. Hôm sau Người được Trung ương và Thành uỷ bố trí đến ở tại gác 2 số nhà 48 Hàng Ngang (nhà của ông Trịnh Văn Bô - một thương gia yêu nước, cơ sở tin cậy của Cách mạng).

Về đến Hà Nội, Bác rất gầy yếu, sau những trận ốm và phải đi xa. Bà Trịnh Văn Bô, nữ chủ nhân của ngôi nhà 48 Hàng Ngang lịch sử kể lại: Bác từ chiến khu về chỉ có một đôi dép cao su nhãn hiệu con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ mi ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc màu. Đêm đêm, Bác thức rất khuya đánh máy chữ. Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của Ông Cụ mới tắt; nhưng 5 giờ s áng đã thấy Ông Cụ tập thể dục ngoài ban công.

Hàng ngày lúc 7 giờ sáng, ông Vũ Đình Huỳnh đón Bác ra Bắc Bộ phủ làm việc đến chiều mới về 48 Hàng Ngang. Buổi tối Bác thường xuyên bận vì phải hội kiến, làm việc với các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Ho àng Quốc Việt... Sau này bà Trịnh Văn Bô mới biết rằng tiếng đánh máy chữ vang lên trong đêm khuya ấy chính là Bác Hồ đang thảo bản hùng văn vô giá - Tuyên ngôn lịch sử khai sinh cho Tổ Quốc. Thời gian này Hà Nội đang chuẩn bị cờ hoa và cả vũ khí cho ngày t rọng đại sắp tới. Nay tuy đã 91 tuổi nhưng bà Trịnh Văn Bô vẫn còn nhớ rõ những ngày tháng hào hùng ấy...

Vào khoảng những ngày 26, 27/8, tức là khi đã ấn định Lễ tuyên ngôn vào 2/9/1945, anh em cán bộ mới sực nhớ ra cần phải trang bị mỗi người một bộ quần á o thật tươm lúc ra mắt trên lễ đài, đặc biệt là Hồ Chủ tịch. Đa số anh em từ chiến khu trở về và kể cả Bác cũng đều mặc những đồ đã cũ sờn, có nhiều miếng vá. Bà Trịnh Văn Bô bồi hồi nhớ lại: “ Lúc bấy giờ trong tủ của nhà chúng tôi có rất nhiều vải (vì là nhà buôn vải vóc), tôi lấy ra mấy súc ka ki để may cho anh em. Ngoài ra trong tủ cũng có hàng chục bộ quần áo khá sang trọng may sẵn mà ông Bô chưa dùng, nên tôi lấy ra cho các anh mặc tạm trước. Ai mặc vừa bộ nào thì dùng bộ nấy... nhưng tầm người như Ông Cụ không hợp bộ nào cả ...”.

Gần sát ngày đại lễ, ông bà Trịnh Văn Bô đã chọn riêng loại vải kaki của Anh và ông Vũ Đình Huỳnh - nguyên là thư ký lễ tân mang đến xin ý kiến Bác. Bác nói: - Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt ...

Ông Vũ Đình Huỳnh chợt nhớ tới một bức ảnh của Stalin nên ướm thử với Bác may theo kiểu áo đó, cũng không có cà vạt mà oai vệ. Bác mỉm cười nói: “ Nhưng mình có phải là Stalin đâu ”. Cuối cùng ông Vũ Đình Huỳnh mời ông Phú Thịnh - chủ hiệu may có tiếng ở Phố Hàng Quạt tới và trình bày:
Tôi có người nhà là cụ lý ở quê ra thăm Thủ đô, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ anh cắt may kiểu áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái, đi giày đi dép đều hợp với cụ lý nhà tôi. 

Ông Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc dè dặt nói: “Tôi đã mường tượng ra kiểu áo ấy rồi. Chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù ?”. Ông Phú Thịnh ngắm nghía tấm ảnh Stalin rồi nói: “ Kiểu tướng soái này oách lắm nhưng không hợp với các cụ người nhà mình. Thôi được tôi sẽ lo liệu để có bộ áo hợp ý với Cụ ”.

Hai hôm sau, ông Phú Thịnh đem hai bộ quần áo đến, cười ý nhị nói: “ Tôi trộm nghĩ cụ lý này không phải là lý trưởng mà có lẽ là một cụ lý... khác thường ” - Ông Vũ Đìn h Huỳnh cười đáp lại tình cảm tinh tế của ông thợ may.

Hôm sau, lựa lúc Bác tập thể dục, tắm buổi sáng xong, ông Vũ Đình Huỳnh đem bộ quần áo mới vào. Bác ướm thử, ngắm kỹ cổ áo và mỉm cười: “ Được, thế này là hợp với mình ”. Ông Vũ Đình Huỳnh lúc đó đã rất vui và thầm mỉm cười nghĩ, chỉ trong vài ngày nữa, ông Phú Thịnh sẽ vô cùng sung sướng và ngạc nhiên vinh dự khi “cụ lý” mà mình may quần áo cho lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đọc Tuyên ngôn Độc Lập tại Vườn hoa Ba Đình để khai sinh ra một quốc gia mới – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

0 nhận xét:

Post a Comment

Khỏemạnh.vn

Powered by Blogger.

Popular Posts