Trịnh Cần Chính là con trai của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là nhà tư sản giàu có theo chủ nghĩa dân tộc, đã từng hiến hơn 5000 lạng vàng cho Cách Mạng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ Tài chính có hẳn một cuộc hội thảo để chuẩn bị việc ra cuốn sách Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam. Người Pháp từng nói rằng, bà là “Bộ trưởng Tài chính” của Việt Minh.
Vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô

Bộ Tài Chính cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước này. Tên Trịnh Cần Chính là tên được chính bác HỒ đặt tên theo khẩu hiệu "Cần, kiệm, liêm, chính" sau khi biết tin bà Trịnh Văn Bô vừa sinh con trai ngày 5/5/1949 tại Việt Bắc. Ông Chính từng học dự bị đại học ở Liên Xô, Leningrad, hiện nay ngụ tại 34 Hoàng Diệu, sát vách nhà Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông Trịnh Cần Chính (bên trái) và bà Trịnh Văn Bô tại chùa Một Cột
- Ông đánh giá như thế nào về mô hình kinh doanh Network Marketing hiện nay?
Theo tôi, Network Marketing đang có cơ hội “vàng” tại thị trường Việt Nam và cũng là thời điểm “vàng” cho người tìm cơ hội thành công. Đây là thị trường có tốc độ phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, thế nên nếu ngay bây giờ không nắm bắt cơ hội thì chúng ta đành phải nhường “sân chơi” lại cho các DN nước ngoài. Thiết nghĩ, tận dụng cơ hội để tạo nên lịch sử cho Network Marketing chân chính tại Việt Nam là một hành động mang ý nghĩa và tầm quan trọng lớn.

 - Xin ông cho biết, dự án thành lập Tập đoàn Everrichs Global được ra đời trong hoàn cảnh nào và tại sao tập đoàn lại lựa chọn mô hình kinh doanh Network Marketing?

Tôi rất tự hào khi được có mặt trong dự án do chính người Việt làm chủ và tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất để phục vụ cho người Việt. Với tâm huyết của một người sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, tôi đã nghiên cứu thị trường và nhận định được một số vấn đề đang còn tồn đọng. Trước hết, về nguồn nhân lực: Thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, số lượng dưới và bằng trung bình chiếm tỷ lệ còn cao trong xã hội. Tình trạng thất nghiệp còn khá cao. Đặc biệt, thị trường Việt Nam là một thị trường phát triển và lớn mạnh nhưng chưa tận dụng hết nguồn lực hiện
Ông Trịnh Cần Chính là con trai doanh nhân Trịnh Văn Bô - một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố Chính phủ bấy giờ. Nhà riêng của ông (48 Hàng Ngang, Hà Nội), là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
có. Do đó, tôi chọn mô hìnhkinh doanh Network Marketing với mong muốn tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp họ cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hiện đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, định hướng của Everrichs Global nhắm vào thị trường này giúp cải thiện, chăm sóc sức khoẻ cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết phân phối sản phẩm với chất lượng tốt nhất đến người tiêu dùng.

-  Phương châm hoạt động của cho Everrichs Global là gì, thưa ông?
Đó chính là việc tạo cơ hội hợp tác bởi trong cuộc sống, không gì hơn khi được gặp gỡ và cùng làm việc với những người đầy nhiệt huyết, có tâm, có tài, có năng lực và trải nghiệm. Bản thân tôi luôn mong mỏi đất nước sẽ ngày có người tài để cùng chung tay xây dựng quê hương đất nước. Đặc biệt, tiêu chí “Người Việt dùng hàng Việt” là kim chỉ nam cho Everrichs Global trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta cần làm hết sức mình để nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Cuối cùng, chúng tôi đang tạo ra giá trị cho cộng đồng, góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước.
Xin cảm ơn ông !
 
Tập đoàn Everrichs Global ra đời dưới sự hợp nhất của 5 DN hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán thẻ, phân phối hàng tiêu dùng, lập trình ngôn ngữ tư duy… với mô hình kinh doanh Network Marketing. Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Cần Chính – Chủ tịch HĐQT tập đoàn.
Trụ sở tập đoàn tại 45 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội.
Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là một trong những gia đình đi tiên phong trong việc vận động tuần lễ vàng lịch sử và hiến tặng hơn 5 ngàn lượng vàng cho Việt Minh để phục vụ cách mạng.
Xuất thân là con gái Hàng Đào, 13 tuổi đã buôn thông bán thạo tơ, lụa, vải vóc. 20 tuổi được kế thừa việc kinh doanh của gia đình nhà chồng. Nhờ uy tín, tài năng, tâm lực, trí tuệ, vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và cả ngoài nước, trở thành một trong những gia đình kinh doanh hàng đầu Hà thành giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Bà quả phụ Trịnh Văn Bô
Bà quả phụ Trịnh Văn Bô

Căn nhà bí mật
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (SN 1914, tức quả phụ Trịnh Văn Bô - mọi người gọi theo tên chồng) vừa tròn 100 tuổi, hiện đang sống tại ngôi nhà số 34, đường Hoàng Diệu. Cụ bà với mái tóc đã bạc trắng như cước nhưng trong từng lời nói vẫn còn ánh lên sự minh mẫn, hoạt bát, sáng suốt.

Trong giới kinh doanh những năm đất nước tiền khởi nghĩa giai đoạn trước và sau năm 1945, không mấy ai là không biết đến thương hiệu Trịnh Văn Bô. Căn nhà số 48 Hàng Ngang là một trong những tiệm kinh doanh vải, tơ lụa … lớn nhất nhì miền Bắc, không chỉ phục vụ cho người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Ít người ngờ tới, ngoài việc kinh doanh buôn bán, thì căn nhà số 48 Hàng Ngang còn là nơi hoạt động bí mật của phong trào Việt Minh lúc bấy giờ.

Cụ bà Trịnh Văn Bô nhớ như in từng chi tiết trong ngôi nhà đã gắn bó gần trọn cuộc đời mình: “Ngôi nhà 48 Hàng Ngang có hai mặt phố, thiết kế theo kiểu nhà ống xoáy trôn ốc đặc biệt, toàn bộ dãy nhà xuyên suốt nối từ bên Hàng Ngang sang Hàng Cân và mặt sau từ Hàng Cân đến Lương Văn Can.

Ngôi nhà chỉ có một cầu thang, nhưng cả đằng trước và đằng sau đều có lối lên và có 3 khoang nhỏ, ở khoang cuối lại có một ngách nhỏ mà chỉ người trong gia đình mới biết. Khi có người lạ hay là cướp tấn công thì sẽ có lối thoát men theo ngách nhỏ. Nhờ đặc điểm này mà khi Tổng bí thư Trường Chinh tới thăm cụ và gia đình, sau đó đã mời Hồ Chủ tịch về đây ở. Trong khoảng thời gian này Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập ngay chính tại đây.
Ông Trịnh Cần Chính, con trai thứ 6 của cụ Bô và những tấm bằng khen mà Nhà nước trao tặng
Nhớ lại những năm tháng đất nước chìm ngập trong khó khăn, cụ bà Trịnh Văn Bô bộc bạch. “Thời gian đầu, khi đất nước còn nhiều khốn khó, gia đình tôi mải miết vào việc kinh doanh buôn bán, chẳng có thời gian để ý Đảng làm gì, cũng không biết cán bộ cách mạng như thế nào. Nhưng sau này, có người lên thăm nói về đoàn thể Việt Minh. Vì là mục đích đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc nên tôi theo phong trào Việt Minh”.

Khi biết phong trào Việt Minh, gia đình bà đã quyên góp tiền và đứng ra ủng hộ để cống hiến cho Nhà nước. Từ đó ngôi nhà số 48 Hàng Ngang trở thành cơ sở hoạt động bí mật, che chắn đảm bảo an toàn cho cán bộ cách mạng hoạt động. Theo cụ Bô, để tránh bị phát hiện và soi mói, người của Việt Minh ra vào ngôi nhà này đều đóng giả là người mua hàng tơ lụa, vải sợi như người đi buôn. Vì thế mà các thế lực thù địch không thể ngờ được, tiệm kinh doanh buôn bán vải, tơ, lụa của gia đình Trịnh Văn Bô lại là nơi tập kết của Việt Minh.

Hiến tặng Nhà nước 5.000 lượng vàng

Ngay khi kết nối được với phong trào Việt Minh, gia đình quả phụ Trịnh Văn Bô đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo điều kiện tốt nhất cho các cán bộ hoạt động. cụ Bô giãi bày: “Trước năm 1945 việc buôn bán của gia đình gặp nhiều bế tắc, vì tại thời điểm đó, hàng chỉ có nhập vào mà không xuất ra được. Khi ấy vợ chồng tôi phải bán đi 17 hòm tơ bóng, loại tơ hóa học được 1 vạn 200 lạng để ủng hộ cho đoàn thể Việt Minh vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô lúc còn trẻ (thứ hai - ba từ trái qua)
Thấy phong trào vẫn còn thiếu hụt nhiều, hai tháng sau, vợ chồng tôi lại tiếp tục ủng hộ thêm 2 lần nữa, một lần hai vạn và một lần 1 vạn rưỡi để có tiền phục vụ cho Cách mạng.

Tính từ ngày trước khởi nghĩa, tôi ủng hộ 8 vạn rưỡi đồng Đông Dương trị giá 212,5 lạng vàng. Đến ngày tổng khởi nghĩa, một cán bộ Việt Minh đưa hai vợ chồng tôi vào ban vận động Quỹ Độc lập, tôi tiếp tục ủng hộ 20 vạn đồng tương đương với 500 lạng vàng, sau đó, tôi còn đi vận động cho quỹ được hơn 1 triệu đồng Đông Dương”.

Khi nghe Bác Hồ sáng kiến thành lập Quỹ Độc lập và phong trào Tuần lễ vàng vợ chồng bà đã ủng hộ 117 lạng vàng, tiếp tục vận động trong giới công thương được thêm 4 nghìn lạng. Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi đã ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.

Tổng bí thư Trường Chinh thấy căn nhà 48 Hàng Ngang là một địa điểm an toàn, bí mật nên đã đón Hồ Chủ tịch về. Bác Hồ về ngày 24.8.1945 và ở lại cho đến 27/9. Mặc dù còn nhiều khó khăn, mua 3 đồng 1 tạ gạo, ăn cơm tính bằng xu nhưng trong khoảng thời gian Bác Hồ về hoạt động cách mạng, gia đình cụ Trịnh Văn Bô nhiều lần ủng hộ từ tiền ăn uống đến việc tiếp đoàn đại biểu người Pháp, khách Trung Quốc rồi Nhật. Về sau người Pháp nói rằng bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh.

Cụ Bô cho biết sau khi Cách mạng thành công, các đảng đối lập có ý định bắt cóc con cụ để lấy tiền nhưng may mắn có phong trào Việt Minh bảo vệ. Lúc đó, cụ không dám cho con cái đi học và phải gửi ở nơi khác an toàn hơn. Nhắc lại chuyện kinh doanh, cụ bà Trịnh Văn Bô tâm sự: “Thời xưa kinh doanh làm chủ vất vả lắm, phải lao động cả chân tay lẫn trí tuệ, thời gian nghỉ còn không có, nói gì đi nghỉ mát như bây giờ”.

Những ngày đầu cụ khởi nghiệp chỉ bằng 30 ngàn Đông Dương nhưng nhờ tính cần cù, cẩn thận và tiết kiệm, cộng với uy tín đã được cha ông chuyển nhượng lại từ đời trước nên việc kinh doanh của gia đình ngày càng lớn mạnh dần. Khi đã tạo được thương hiệu thì các thương nhân đều rất tin tưởng. Cụ Bô cho biết thêm, hồi còn nhỏ, ở gần nhà có phiên chợ tơ, 5 ngày họp một lần nên cụ rất thích, khi mua về rồi bán lại, mỗi lần được lãi một đến hai hào. Cứ mua đi bán lại rồi quen người nọ, người kia nên việc buôn bán dễ dàng hơn rất nhiều.

“Ân nhân của cách mạng”

Đó là câu nói mà Bác Hồ dành tặng cho vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi gia đình cụ đã trực tiếp cống hiến và quyên góp tiền, vàng để nuôi và trang bị sức khỏe, phương tiện, vật dụng cho cán bộ cộng sản.

Cụ nhớ lại, sau Tuần lễ vàng, Bác Hồ cho người phục vụ xuống mời hai vợ chồng lên gặp. Khi lên đến nơi thì cụ Bô thấy một số các đại biểu đang ngồi đợi sẵn, bên cạnh có bày chiếc ngà voi, trên đó có khắc hình 15 con voi, mỗi con bằng ngón chân cái, con nọ bắc vòi con kia. Bác bảo là gia đình và cách mạng nên đoàn kết như bầy voi này, sau đó Bác đã tặng lại chiếc ngà voi cho gia đình.

Bác còn gọi vợ chồng cụ Bô là ân nhân của cách mạng, đã nuôi cách mạng khôn lớn, trang bị cho cán bộ cộng sản sức khỏe, niềm tin để chiến thắng kẻ thù… khiến vợ chồng cụ Bô xúc động, nghẹn ngào.

Khi Bác đi, cụ bà Trịnh Văn Bô đã dành tặng Bác và các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ bài thơ về nỗi xúc động của mình.

“Thật là hiếm thấy cả xưa nay

Tư sản bà làm cách mạng này

Giúp đỡ Việt Minh hồi khốn khổ

Chăm nom lãnh đạo những hồi gay

Sá chi tủ két vơi vàng bạc

Miễn được giang san mở mặt mày

Tổ quốc anh hùng nay vững mạnh

Đầu hàng giai cấp vẻ vang thêm”
Mong muốn của cụ Bô hiện nay là Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến đồng bào, miền sâu miền xa vẫn còn đói nghèo lạnh lẽo. tạo điều kiện cho họ có việc làm, trước là để làm giàu cho gia đình, sau là giúp nước, giúp dân.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách: “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam”, nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ và ngành tài chính. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước này"

Khỏemạnh.vn

Powered by Blogger.

Popular Posts